Chữ Hiếu trong nền văn hóa Trung Hoa – Tiêu Quần Trung

Trong đạo lý luân thường. Hiếu đạo là quan trọng nhất đối với Nho giáo. Nho gia cho rằng hiếu là “sách của Trời, nghĩa của Đất, hạnh của Người”. (Thiên chi kinh, Địa chi nghĩa, Nhân chi hạnh). Nó là đạo của trời, đất, con người phải có bổn phận hành báo và nó nghiễm nhiên trở thành thế đạo chánh thường của loài người bởi chế ước của xã hội. Trong “Hiếu kinh”, Khổng Tử (543-458 tr.CN) nói: “1. Sống chung với cha mẹ phải thành kính với cha mẹ. 2. Phải vui vẻ hết lòng phụng dưỡng. 3. Phải lo lắng thuốc thang chạy chữa cho cha mẹ khi đau yếu. 4. Cha mẹ qua đời phải vô cùng thương xót buồn đau, an táng cha mẹ chu đáo. 5. Cúng tế cha mẹ phải thành khẩn, cung kính, trang nghiêm” (Chư tắc chí kỳ kính, dưỡng tắc chí kỳ lạc, bệnh tắc chí kỳ ưu, tang tắc chí kỳ ai, tế tắc chí kỳ nghiêm). Đó là đạo hiếu mà Nho gia cần tuân thủ.

Giữ gìn hiếu đạo nhất là phụng dưỡng mẹ cha phải hết lòng kính ái, Tăng Tử (học trò Khổng Tử) từng nói: “Ngày nay, người ta cho rằng nuôi cha mẹ là có hiếu, nhưng đến chó ngựa người ta cũng nuôi, nếu không kính cha mẹ thì có gì khác nào?”. Thế cho nên nói hiếu đạo xuất phát từ tâm của mỗi con người, hiếu là đức hạnh của con người, chắc cũng không sai, và để hiểu rõ hơn, chúng ta thử xem Lão Tử (571-417 tr. CN) nói gì về cái “đức” của đức hạnh: “đạo” có trước trời đất, độc nhất vô nhị. Tồn tại ở đó mà biến hóa ra tự nhiên, phân hóa, ngưng tụ mà hình thành trời dất muôn vật. Trời đất muôn vật đều do “đạo” mà thành, sự tồn tại của tự thân muôn vật cùng với thuộc tính và hình tượng của nó đều từ nơi “đạo” mà có được (đắc), Từ “đắc” (có được) của chữ Hán cùng âm với chữ “đức” và chữ Hán cổ thường dùng chữ đắc thay cho chữ đức này. Đất trời và vạn vật đắc (được) sinh ra từ nơi “đạo”, tất cả thuộc tính tồn tại nơi tự thân của nó khả dĩ gọi là “đức” nên cái “đức (hạnh) này không phải do người đặt ra, mà do tự thân sự vật, tự thân con người mà có đủ bốn tính (đức) đó. Chúng ta thử lấy cuộc sống của con người mà nói, canh tác mà ăn, dệt vãi mà mặc, thức dậy là làm, mệt thì nghỉ. Lấy tập tính mà nói, đới thì tự nhiên ăn, khát thì tự nhiên uống, vui tự nhiên cười, buồn tự nhiên khóc. Lấy luân thường mà nói, còn nhỏ thì cha mẹ nuôi nấng, lớn lên thì phải hiếu dưỡng cha mẹ giàm làm vua tự nhiên phải thương yêu dân mình, dân tự nhiên tôn kính vua. Bản tính này của con người tự nhiên có sẵn rồi. Đó là nhân tính tự nhiên của con người, chẳng phải từ ý niệm ngoại lai nào chế ước nó cả. Nói theo Lão Tử, chúng ta được cha mẹ sinh ra ắt tự nhiên thân thiết với cha mẹ mình, thấy có người chết tự nhiên bi thương, lúc cần phải cạnh tranh thì tự nhiên cạnh tranh, lúc cần phải nhún nhường thì tự nhiên nhún nhường. Từ góc độ này mà luận, có thể gọi là: “nhân tánh tự tại” luận. Tóm lại, Lão Tử cho rằng được gọi là “đức” của hiếu hạnh thì phải xuất phát từ nội tâm chân thành, tự bản tính tự nhiên của con người. Song sự đời nào có dễ dàng vậy được, cứ theo đà phát triển của xã hội hôm nay, nhân trí khai phát, văn minh khai hóa, đem lại cho nhân loại sự tiến bộ bất tận, tốt đẹp bất tận, tiện nghi bất tận, nhu cầu hưởng thụ bất tận. Bất tận bởi sự cầu hoàn sáng tạo của nhân trí. Rồi như chúng ta thấy nó, kéo theo bao sự dối trá giữa người với người, khổ đau, đổ máu, nghèo đói, bệnh tật và sự hủy hoại nhân tính tự nhiên của con người. Chính vì vậy mà trước xu thế dân trí phát triển cao độ ngày hôm nay, không ít người đã quay về tìm cái đẹp tự nhiên, muốn được nghỉ ngơi nơi thôn dã núi rừng. Trong cuộc sống xô bồ này chúng ta nên nhìn lại vấn đề hiếu hạnh của mỗi người nói riêng, cả xã hội Việt Nam hiện nay nói chung. Không phải đợi đến hôm nay mà trên hai ngàn năm trước Tăng Tử đã từng khuyến cáo.

Category:

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chữ Hiếu trong nền văn hóa Trung Hoa – Tiêu Quần Trung”